26/02/2021
Tác giả: admin
Tham vấn y khoa: Chuyên gia thẩm mỹ Đông Á
4376 lượt xem
Việc sở hữu sẹo lồi trên cơ thể là một trong những nỗi khổ tâm mà nhiều người phải chịu đựng, bởi nó không chỉ gây khó chịu mà chúng còn trông rất mất thẩm mỹ . Đặc biệt khi các vết sẹo “xấu xí” này ở những vị trí dễ thấy như mặt, cổ, tay,…gây mặc cảm, tự ti cho khổ chủ.
Sẹo lồi khá đặc biệt, thay vì xẹp xuống như các vết sẹo khác thì chúng lại nổi lên hẳn phía trên da với hình dáng và màu sắc khá kỳ dị.
Khi trên da có chấn thương, tùy theo cơ địa hoặc điều kiện thích hợp mà các vết sẹo “khó ưa” này sẽ xuất hiện.
Chúng có thể phát triển lớn hơn nhiều so với vết thương ban đầu, và đến một mức độ nhất định thì sẽ dừng lại.
Các vết sẹo này có thể xuất hiện trên rất nhiều người, tuy nhiên những người cơ địa “da dữ” thì có nguy cơ bị sẹo lồi cao hơn.
Do đó, nếu là đối tượng kể trên thì bạn nên cẩn thận mỗi khi bị bỏng, phẫu thuật,… hay thậm chí đơn giản chỉ là xỏ khuyên tai hay xăm mình.
Thông thường, sẹo sẽ không xuất hiện ngay lập tức mà sẽ sau khoảng 3 tháng kể từ khi cơ thể có vết thương. Tiếp đó, sẽ âm thầm phát triển kích thước trong vài tháng hoặc vài năm sau đó.
Như đã đề cập ở phía trên, sau một thời gian thì các vết sẹo lồi mới xuất hiện nên việc nhận biết từ sớm là rất khó. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dự đoán được sự “đổ bộ” của chúng nếu ở vị trí vết thương xuất hiện những dấu hiệu sau:
– Bề mặt da có màu hồng, đỏ
Đây là màu sắc của các vết sẹo lồi ở giai đoạn ban đầu, chúng tương tự như những vết sẹo bình thường nhưng sẽ đậm hơn.
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của mô sẹo thì màu sắc cũng trở nên tối dần, thậm chí có thể chuyển qua màu tím.
Phần viền ngoài của sẹo sẽ tối hơn so với phía bên trong.
– Khác biệt so với vùng da xung quanh:
Bạn có thể nhận biết dễ dàng các vết sẹo lồi chỉ bằng cách sờ, nắn. Tùy từng cơ địa mà bạn sẽ có thấy sẹo khá mềm, nhão hay cứng, dẻo giống như cao su.
– Đau và ngứa ở vết thương
Trong quá trình phát triển, loại sẹo này có thể sẽ gây ra cảm giác ngứa rát, hoặc thậm chí là đau khi chạm vào.
Vùng da này sẽ trở nên khá nhạy cảm khi tiếp xúc với nước bẩn, chất tẩy rửa và dễ dàng bị sưng, đỏ. Triệu chứng này sẽ biến mất khi vết sẹo ngừng phát triển hoàn toàn.
Khi bạn bị thương, theo cơ chế tự nhiên, các tế bào mới sẽ được sinh ra để “tái tạo” lại vùng da bị hư hại, và các vết sẹo theo đó cũng sẽ hình thành.
Tuy nhiên, ở một số người xảy ra tình trạng có quá nhiều mô mới hình thành một cách không kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện sẹo lồi.
Về cơ bản, bất kỳ vết thương hở nào cũng đều có khả năng hình thành loại sẹo này. Tuy nhiên, với một số trường hợp sau đây thì tỷ lệ xuất hiện của chúng sẽ cao hơn.
Ít ai biết rằng các vết thương do côn trùng cắn cũng có thể là nguyên nhân gây ra các vết sẹo lồi.
Mặc dù các vết cắn, đốt gây ra bởi các loại sinh vật này khá nhỏ nhưng nọc độc và các loại vi khuẩn trên cơ thể chúng có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
Do đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành của sẹo lồi, điều mà có thể phải một thời gian dài sau đó bạn mới nhận ra được.
Tất cả các vết thương hở trên cơ thể dù không gây chảy máu thì cũng cần được xử lý một cách cẩn thận, theo đúng quy trình.
Trong trường hợp bạn không thực hiện hoặc làm sai các thao tác sơ cứu thì có thể khiến vùng da bị tổn thương, nhiễm trùng nặng hơn. Do đó, thời gian để hồi phục cũng sẽ kéo dài, thậm chí gây nên sẹo lồi.
Những người sở hữu gen di truyền cơ địa sẹo lồi có khả năng xuất hiện loại sẹo này cao hơn nhiều so với người bình thường.
Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào có thể giải thích rõ ràng về các đặc điểm của một cơ thể dễ hình thành sẹo lồi.
Do vậy, bạn rất khó để biết được mình có thuộc trường hợp này hay không. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người sở hữu gen “xấu” này thì có khả năng bạn cũng phải chịu cảnh tương tự.
Tương tự như khi bị côn trùng cắn hay có các vết thương hở thì việc bạn dùng tay nặn mụn cũng có khả năng dẫn đến nhiễm trùng tại vị trí này.
Do đó, các vết sẹo lồi cũng có khả năng xuất hiện khi gặp điều kiện thích hợp.
Việc kiêng một số loại thực phẩm nhất định khi có vết thương hở là một nguyên tắc “bất di bất dịch” mà hầu hết chúng ta ai cũng đều biết.
Nếu bạn làm trái với điều này thì hậu quả sẽ rất khó lường, không chỉ là sẹo lồi mà thậm chí còn có thể xuất hiện các biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Sở hữu sẹo lồi trên cơ thể là điều mà không ai mong muốn, chắc hẳn bạn rất băn khoăn rằng các vết sẹo “xấu xí” này có thể tự biến mất không.
Thật đáng buồn khi phải nói rằng câu trả lời là không, sẹo lồi vẫn sẽ ở đấy bất chấp việc bạn ghét chúng nhiều như thế nào đi chăng nữa.
Tuy nhiên, có một tin tốt là các vết sẹo này sẽ mềm và phẳng dần theo thời gian nên sẽ ít gây chú ý hơn. “Gánh nặng” của bạn theo đó cũng sẽ được giảm xuống.
Nếu như trước đây việc điều trị sẹo lồi còn gặp nhiều khó khăn thì ngày nay với sự phát triển của công nghệ, vấn đề này đã được giải quyết theo các cách đơn giản hơn rất nhiều.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn phần sẹo lồi lên trên bề mặt da. Mặc dù đây là một cách khá hiệu quả, tuy nhiên hầu hết sẹo lồi sẽ quay trở lại khoảng vài năm sau đó.
Do vậy, để mang lại hiệu quả tuyệt đối thì bạn sẽ cần kết hợp với các phương pháp như: áp lạnh, xạ trị hoặc tiêm thuốc.
Như đã đề cập ở phía trên, đây là phương pháp tiếp theo được áp dụng sau khi cắt bỏ sẹo lồi để ngăn chặn sự trở lại của nó.
Bạn sẽ tiến hành xạ trị vào ngày tiếp theo sau ca mổ đầu tiên hoặc có thể là 1 tuần sau đó tùy vào từng trường hợp. Công nghệ này cũng có thể được sử dụng một mình để giảm kích thước của mô sẹo.
Tuy nhiên, kết quả mang lại sẽ tốt hơn khi kết hợp cùng việc phẫu thuật cắt bỏ.
Tiêm thuốc thông thường sẽ là một phần trong kế hoạch điều trị sẹo lồi mà bác sĩ thiết kế cho bạn để thu nhỏ kích thước mô sẹo.
Bạn sẽ được tiêm khoảng 4 mũi trong cả liệu trình, mỗi lần cách nhau khoảng 3 – 4 tuần, vết sẹo sẽ mềm hơn thấy rõ ngay từ khi tiêm mũi đầu tiên.
Khoảng ⅔ mô sẹo sẽ co lại sau khi kết thúc điều trị, tuy nhiên chúng sẽ mọc lại sau khoảng 5 năm. Do đó, bác sĩ thường sẽ kết hợp với các phương pháp khác để loại bỏ triệt để vết sẹo “cứng đầu” này.
Sau nhiều cuộc nghiên cứu thử nghiệm, sử dụng laser để điều trị sẹo lồi là một những giải pháp cho thấy hiệu quả mang lại tốt nhất.
Năng lượng từ các tia laser sẽ phá vỡ liên kết của các mô sẹo, từ đó làm giảm đáng kể kích thước và kích thích làm sáng vùng da điều trị.
Thông thường, các bác sĩ sẽ kết hợp công nghệ này cùng với việc tiêm corticosteroid để cho kết quả nhanh và lâu dài hơn.
Việc điều trị sẹo lồi sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như gây tốn kém, do vậy việc phòng tránh nó nay từ đầu sẽ là giải pháp tối ưu nhất.
Sau đây là một số điều mà bạn nên lưu ý để hạn chế khả năng xuất hiện loại sẹo này:
– Cố gắng giữ gìn cơ thể, hạn chế chấn thương xảy ra, đặc biệt là với những bạn có sẵn cơ địa sẹo lồi.
– Dùng miếng dán chuyên dụng hoặc miếng dán gel silicon để bọc vết thương sau khi vệ sinh bằng cồn hoặc thuốc đỏ.
– Các tia độc hại trong ánh nắng mặt trời sẽ làm vết thương chuyển biến nặng và tăng khả năng hình thành sẹo xấu. Do vậy, bạn nên che chắn kỹ vùng da bị tổn thương trước khi ra ngoài.
Mặc dù, sẹo lồi không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng hầu hết mọi người đều rất ghét loại sẹo này bởi hình dáng “kỳ dị” của chúng. Bạn có thể điều trị loại bỏ các vết sẹo này bất cứ khi nào, thậm chí là nhiều năm kể từ khi chúng xuất hiện.
Cách trị sẹo lồi bằng chanh được khách hàng lựa chọn để khắc phục nhược điểm trên da. Khi trị sẹo bằng chanh bạn cần sử dụng khoa học để không tổn thương da. Tuy nhiên dùng chanh kết hợp với nước vo gạo, dầu oliu, mật ong,... không
Bạn có ý định diện bộ bikini quyến rũ đi biển… nhưng lại tự ti vì sẹo? Bạn nảy ra ý tưởng cắt sẹo lồi trên vùng môi, vành tai, cổ hay bất cứ vùng bị sẹo trên cơ thể nhưng vẫn còn e ngại do chưa tìm được
Sẹo lồi ở tai là vị trí sẹo thường gặp, gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt và khiến bạn có cảm giác lấn cấn mỗi khi sờ vào. Vậy nguyên nhân gây ra những vết sẹo này là gì, có cách nào để chữa trị? Bài viết dưới
Sẹo lồi ngứa là tình trạng mô sẹo phát triển nhanh, kích thích các dây thần kinh gây ngứa trên da. Những vết sẹo này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thẩm mỹ trên làn da. Để biết nguyên nhân, cách
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ
Gửi thông tin
Gửi thông tin
Nhập thông tin của bạn
×